Việt Nam chọn nhiên liệu pha nào để xăng dầu đạt mức 4 và mức 5?

Việt Nam chọn nhiên liệu pha nào để xăng dầu đạt mức 4 và mức 5?

Thúy Hà

11:17 SA @ Thứ Tư - 10 tháng 5, 2017

Hiện nay, các loại nhiên liệu như MTBE, Alkylate và cồn Ethanol với các thành phần nhiên liệu pha trộn sạch được nhiều quốc gia sử dụng để cải thiện và bảo vệ môi trường. Vậy, Việt Nam chọn loại nhiên liệu nào?

Trên thế giới và một số quốc gia châu Á cũng đang áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 (Ấn Độ, Malaysia, Philippin) hoặc mức 5 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore).

Việt Nam rất quan tâm về vấn đề này và đã có chính sách nâng tiêu chuẩn xăng dầu lên mức ngày càng cao hơn. Theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh quy định tại Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chuẩn khí thải mức 4 được áp dụng từ ngày 4/01/2017; tiêu chuẩn khí thải mức 5 sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2022.

Để đáp ứng nguồn nhiên liệu pha xăng phù hợp với tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5, ngày 9/5/2017, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Nhiên liệu Sạch châu Á (ACFA) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tổ chức Hội thảo giới thiệu về pha xăng đạt tiêu chuẩn xăng dầu mức 4 và mức 5.

Đại biểu tham gia Hội thảo

Hội thảo tập trung giới thiệu, thảo luận về các tiêu chuẩn nhiên liệu xăng và tình hình sử dụng các thành phần pha trộn xăng ở châu Á cũng như tại thị trường Việt Nam, đồng thời giới thiệu các nguyên tắc lựa chọn thành phần pha chế xăng.

Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ phát biểu

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết: “Việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 và mức 5 là hết sức cần thiết để cải thiện chất lượng không khí đang bị ô nhiễm như hiện nay”.

Ông Dieter Kumbrach giới thiệu ưu điểm cũng như hạn chế của một số loại nhiên liệu pha xăng

Trình bày tại Hội thảo, diễn giả Dieter Kumbrach, Giám đốc Điều hành Công ty DK & Associates cho biết: Trong các thành phần nhiên liệu sạch dùng trong pha chế xăng, MTBE và etanol được sử dụng phổ biến nhất nhờ nâng cao trị số ốc tan (một đại lượng đặc trưng cho tính chống kích nổ của nhiên liệu) và lợi ích về mặt môi trường. MTBE đang được sử dụng ngày càng nhiều ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore; còn etanol được sử dụng trên phạm vi toàn quốc ở Thái Lan và Philipin. Ở Việt Nam, xăng pha etanol (xăng E5) sẽ được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc thay thế hoàn toàn cho xăng A92 từ ngày 01/01/2018.

Ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trao đổi với diễn giả Dieter Kumbrach

So sánh giữa MTBE và Etanol, ông Dieter Kumbrach cho biết: MTBE có đặc tính kỹ thuật ưu việt, thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế và luôn sẵn có trong khi giá cả thường ở mức bằng hoặc dưới giá trị pha chế của sản phẩm. Etanol lại có thế mạnh là hỗ trợ cho ngành trồng trọt, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm nhập khẩu và thất thoát ngoại tệ. Tuy nhiên, etanol còn một số hạn chế về mặt kỹ thuật liên quan đến tách nước và áp suất hơi, làm phát sinh chi phí lưu trữ, tiếp vận, chi phí nguyên liệu cao, đòi hỏi ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp và ưu đãi giá cho người tiêu dùng. Hiện nay có hai loại thành phần chính được sử dụng để pha chế xăng: Thành phần truyền thống và thành phần nhiên liệu sạch. Xu hướng hiện nay trên thế giới, các quốc gia đang gia tăng sử dụng các thành phần nhiên liệu sạch để cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Phú Cường, để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 và mức 5, việc đảm bảo chất lượng nhiên liệu đáp ứng yêu cầu của động cơ tiêu chuẩn khí thải Euro 4 và Euro 5 là điều kiện bắt buộc, trong đó khâu pha chế đóng vai trò chủ chốt.

Theo ông Nguyễn Phú Cường, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước sẽ quyết định chọn chất pha xăng dầu để đạt tiêu chuẩn xăng dầu riêng. Tuy nhiên, với Việt Nam ưu tiên nhất là tiêu chuẩn về khí thái, hướng tới giảm phát thải nhà kính, tiếp theo là mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng.

“Việc nghiêm túc thực hiện lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất mới hoặc nhập khẩu vào Việt Nam là đòi hỏi thực hiện các cam kết quốc tế cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường của Chính phủ để đảm bảo đất nước phát triển bền vững”, ông Cường chia sẻ.

Tại Hội thảo, các chuyên gia về nhiên liệu đã đánh giá cao định hướng của Việt Nam về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về nhiên liệu sạch.

“Hội thảo là cơ hội để các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất và các doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ, khách quan các giải pháp để giải quyết các yêu cầu về môi trường, về an ninh năng lượng, về chống biến đổi khí hậu khi sản xuất, kinh doanh các mặt hàng năng lượng. Các kiến thức, thông tin cập nhật của chuyên gia và ý kiến trao đổi của các đại biểu là hết sức bổ ích, có ý nghĩa trong giai đoạn Việt Nam có những quyết định thực hiện lộ trình phát triển xăng sinh học. Bộ Công Thương mong muốn các doanh nghiệp tăng cường nhận thức, chủ động triển khai kinh doanh phân phối các mặt hàng xăng dầu có tiêu chuẩn cao hơn, chất lượng tốt hơn cho môi trường, từ đó đảm bảo góp phần phát triển bền vững đất nước”, ông Cường nói.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội