Sức sống mới Đồng Văn - Kỳ I

Sức sống mới Đồng Văn - Kỳ I

Nguyễn Hải

10:21 SA @ Thứ Hai - 28 tháng 4, 2014

Những ngày giữa tháng 4, chúng tôi vượt chặng đường gần 500km từ Hà Nội lên với huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) để ghi nhận những đổi thay sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về xóa nghèo nhanh và bền vững. Doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ huyện Đồng Văn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Phó tổng giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm (thứ hai từ trái sang) tại trường học do Tập đoàn đầu tư

CôngThương - Kỳ I: Đổi thay ở huyện nghèo

Cao nguyên đá “khát”

Huyện Đồng Văn là vùng cao núi đá biên giới của tỉnh Hà Giang gồm 17 xã và 2 thị trấn, có 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 88,4%, còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Giấy, LôLô, Pu Péo, Hoa, Hán… Đây là một trong những huyện khó khăn nhất của Hà Giang, 1 trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 9,9 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50,78%.

Ông Hoàng Văn Thịnh - Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn - chia sẻ: Phong tục canh tác truyền thống của người Mông là bỏ đất vào hốc đá núi để gieo ngô - cây lương thực chính. Khi mưa thuận, gió hòa, dù được mùa cũng vẫn thiếu ăn 3-4 tháng. Khó khăn về địa lý, khí hậu, tập quán là những nguyên nhân khiến trong 19 xã, thị trấn vẫn có tới 12 xã tỷ lệ nghèo đói chiếm hơn 50%.

Trồng ngô trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Trên những nẻo đường của huyện, không khó để chúng tôi nhận ra những ngôi nhà tạm, nhà đất; những ngôi trường còn thiếu thốn đủ bề; các em nhỏ không một manh áo ấm, chân trần đi trên đá khi trời lạnh thấu xương… Khó khăn, thiếu thốn của huyện vùng sâu, vùng xa đã đánh thức nhiều trái tim nhân ái.

Về phía Nhà nước, Nghị quyết 30a của Chính phủ với 4 nhóm chính sách ưu đãi dành cho 62 huyện nghèo nhất cả nước đã được coi là “chìa khóa” để các huyện nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, Hà Giang có 6 huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Sau 4 năm triển khai thực hiện (2009 - 2012), Chương trình 30a đã góp phần làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn của 6 huyện nghèo, đặc biệt là tại Đồng Văn.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình 30a, được sự hỗ trợ, đầu tư có hiệu quả của Chính phủ, bộ, ngành và tập đoàn kinh tế, người nghèo tại huyện Đồng Văn đã tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ cơ bản: Y tế, giáo dục và các nguồn vốn hỗ trợ.

Petrolimex- chung tay giảm nghèo

Nhằm thực hiện Chương trình 30a có hiệu quả, huyện đã tiến hành kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo, việc làm đồng thời chính thức phê duyệt Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững với tổng kinh phí 2.381 tỷ đồng và hơn 11 nghìn tấn gạo. Trong đó, vốn sự nghiệp là 879 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển 1.502 tỷ đồng. Tổng nguồn kinh phí bố trí thực hiện các chính sách theo Chương trình 30a trong 5 năm (2009 – 2013) trên địa bàn huyện là hơn 226 tỷ đồng.

Đáng chú ý, việc xã hội hóa công tác giảm nghèo được triển khai tốt, thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành. Đặc biệt, sự vào cuộc của các cơ quan DN đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hỗ trợ thiết thực cho huyện Đồng Văn, làm thay đổi bộ mặt địa phương.

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn - ông Hoàng Văn Thịnh cho rằng, chương trình này đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Dù triển khai trong điều kiện là khu vực vùng sâu, vùng xa, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, nhưng sau 5 năm thực hiện, đời sống bà con ngày một tốt hơn. Cụ thể: Từ năm 2009 đến hết năm 2010 có 1.256 hộ thoát nghèo (giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 51,82% còn 33,8%). Năm 2011, theo tiêu chuẩn mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, đã có 900 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 70,15% cuối năm 2010 xuống còn 51,09% năm 2013.

Những ngôi nhà tạm như thế này đã dần bị xóa bỏ.

Chương trình 30a đã giúp khoảng 3.000 hộ không phải ở nhà tạm; con em đồng bà dân tộc được đào tạo trong những ngôi trường khang trang; điều kiện chăm sóc sức khỏe y tế cũng ngày càng tốt hơn…

Tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú Phó Bảng, thầy Đặng Đình Hưng - Hiệu trưởng - cảm động: “Nhờ Petrolimex giúp đỡ xây nhà lưu trú, 200 con em đồng bào dân tộc 8 xã có chỗ ăn nghỉ, học tập khang trang hơn”. Còn em Tào Thị Mái - học sinh lớp 8, người dân tộc Mông phấn khởi khoe: “Cháu học ở đây thích lắm, thoải mái hơn nhà đất của cháu nhiều. Cháu cũng không lo bị đói, chỉ sợ không học giỏi thôi”.

Bữa ăn ấm cúng của các em học sinh trường Phó Bảng.

Rời Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Phó Bảng, chúng tôi đến Bệnh viện đa khoa Đồng Văn, một địa chỉ cũng được hỗ trợ tích cực của Petrolimex. Ông Phạm Đình Phẩm - Giám đốc bệnh viện cho biết, trước đây việc cấp cứu người bệnh đặc biệt khó khăn do địa hình đồi núi, dốc, xa trung tâm. May nhờ có Petrolimex hỗ trợ xe cấp cứu nên việc cứu người đã nhanh, thuận lợi hơn. Ngoài ra, hệ thống máy giặt do tập đoàn đầu tư đã giúp bệnh viện đảm bảo vấn đề vô trùng, giảm nguồn nhân lực.

Kỳ II: Dấu ấn Petrolimex trên cao nguyên đá

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội